​Hải sản tươi sống và hải sản đông lạnh là gì?

Hiện nay, kinh doanh hải sản đang là ý tưởng buôn bán lợi nhuận cao cho nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tạo được lợi nhuận cao từ việc kinh doanh hải sản, kiến thức và kinh nghiệm là điều bạn không thể thiếu. Bài viết dưới đây của Thuysanlyson.com sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm về ngành thực phẩm này, hãy tìm hiểu thôi nào!

1.Hải sản đông tươi sống và đông lạnh là gì?

Hải sản hiện nay là món ăn rất được yêu thích nhưng cũng là món ăn có giá thành tương đối cao so với những loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, hải sản có giá trị dinh dưỡng cao lại ít chất độc hại, chất kích thích do nuôi trồng nên nhiều người lựa chọn hải sản làm nguồn thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày. Hiện nay kinh doanh hải sản mang lại lợi nhuận rất lớn nên rất nhiều người muốn thử sức trong lĩnh vực này.

1.1. Hải sản tươi sống là gì?

Hải sản tươi sống thường sẽ có giá cao hơn so với hải sản đông lạnh.Hải sản tươi sống thường sẽ có giá hơn so với hải sản đông lạnh.Nhấp chuột và kéo để di chuyển

Hải sản tươi sống là hải sản chưa được chế biến, bảo quản và hư hỏng.Hải sản tươi sống sẽ được sử dụng ngay sau khi đánh bắt nên có nguyên hương vị tươi ngon mang lại cho cảm giác an toàn cho người tiêu dùng Nhưng khác với hải sản đông lạnh hải sản tươi sống thường phải phụ thuộc vào mùa vụ và sẽ khó mua, khó lựa chọn được hải sản tươi ngon và đàm bảo an toàn cho người tiêu dùng.Hải sản tươi sống cũng dễ dàng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm gây hại phát triển nếu không bảo quản đúng cách và hải sản bị chết sẽ có nguy cơ sản sinh ra các loại độc tố.

1.2.Hải sản đông lạnh là gì?

Hải sản đông lạnh là dòng sản phẩm hải sản tươi hoặc hải sản được sơ chế để bảo quản ở nhiệt độ thấp nhằm giữ nguyên hương vị và tăng thời gian bảo quản. Nhiệt độ bảo quản hải sản thường giao động ở mức 0 đến -18 độ.

Hải sản nếu sau khi đánh bắt được ướp đá lập tức, khi cập bến đem cấp đông liền và qua các trung gian đều duy trì ở mức độ cần thiết thì độ tươi và dinh dưỡng vẫn rất đảm bảo, còn hơn rất nhiều các loại hải sản đã được rã đông bán trong ngày ngoài chợ. Trường hợp nếu như hải sản đã được chế biến, để đông không đúng quy trình hoặc lâu ngày thịt đã bị bở thì không nên ăn vì trường hợp này rất dễ bị ngộ độc và đau bụng.

2. Kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống và đông lạnh

Để mở được cửa hàng hải sản bạn cần trang bị cho mình những kiến thức sau:

2.1. Tiềm năng của việc kinh doanh cửa hàng hải sản.

Thực phẩm hải sản tươi sống thường được nhiều người tin tưởng là thực phẩm hàng đầu bởi vì hương vị thơm ngon, bổ dưỡng và có rất nhiều cách chế biến khác nhau.Cũng như nhu cầu về hải sản của người dân ngày càng tăng do đây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và ít chất độc hại do được nuôi trồng hoặc được đánh bắt ngoài tự nhiên. Đồng thời đây cũng là món ăn không thể thiếu trong những sự kiện lớn, tiệc tùng nên số lượng tiêu thụ khá nhiều.

hải sản tươi sống
hải sản tươi sống

Nhưng khi nhắc đến hải sản đông lạnh thì nhiều người tiêu dùng sẽ có tâm lý e ngại bởi so với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh được đánh giá ít chất dinh dưỡng hơn nhưng giá sẽ rẻ hơn so với thực phẩm tươi sống. Nhiều doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh thực phẩm thường sẽ lựa chọn thực phẩm tươi sống thay vì thực phẩm đông lạnh. Nhưng thật sự là việc kinh doanh thực phẩm đông lạnh có thu về lợi nhuận ít hơn so với kinh doanh thực phẩm tươi sống hay không ? Câu trả lời là không! Thực tế kinh doanh đông lạnh đã cho thấy sự tăng trưởng về lợi nhuận không thể xem thường được.

2.2.1. Cách bảo quản theo 2 hình thức kinh doanh.

Đối với hải sản tươi sống

  • Cần yêu cầu nguồn cung cấp và vận chuyển hải sản khi giao đến cửa hàng phải là hải sản tươi sống, được chứa trong thùng nước biển có sục khí oxy.
  • Khi hải sản đã về tới cửa hàng thì nên cho hải sản vào các thùng xốp hoặc thùng chứa được thiết kế chuyên dụng có bình oxy để duy trì sự sống cho hải sản.
  • Tìm nơi cung cấp nguồn hàng càng gần càng tốt để hạn chế thời gian vận chuyển.

Đối với hải sản đông lạnh

Sau khi doanh nghiệp tìm được nguồn hàng chất lượng, hải sản được nhập về sẽ được đem đi chế biến, cấp đông, làm lạnh và đóng gói sản phẩm. Số thành phẩm sau khi được làm lạnh cần được đem tới nơi bảo quản thích hợp để lưu trữ trước khi đưa đến các cửa hàng/chi nhánh mới tiến hành bán ra.

Hiện nay trên thị trường có 3 giải pháp bảo quản hải sản đông lạnh:

  • Phòng lạnh & Tủ đông: Nơi lưu trữ, trưng bày hải sản đông lạnh tại cửa hàng, chi nhánh.
    Kho lạnh Mini: Do doanh nghiệp tự thi công, lắp đặt để lưu kho sản phẩm.
    Thuê Kho lạnh công nghiệp: Là một dịch vụ lưu kho riêng biệt, nơi lưu kho tập trung của nhiều công ty khác nhau.

2.2 Xác định nguồn hàng hải sản khi mở cửa hàng hải sản tươi sống

Nguồn hàng là một trong những vấn đề mấu chốt giúp bạn thành công trong việc kinh doanh hải sản. Để có được giá rẻ và chất lượng đảm bảo, hãy lấy tại nơi đánh bắt hoặc nuôi trồng. Tránh lấy hải sản qua trung gian vừa không tươi ngon lại giá cả độn lên.

Nếu ở Hà Nội hoặc những tỉnh phía Bắc không có biển, kinh nghiệm mở vựa hải sản cho bạn là lấy hàng tại các nơi đánh bắt như Cát Bà, Thanh Hóa, Cửa Lò, Quảng Ninh, Đồ Sơn…. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể chọn lấy hải sản ở Vũng Tàu, Ninh Chữ – Ninh Thuận, Nha Trang…. Bởi hải sản ở những nơi này được đánh bắt và vận chuyển trong ngày nên vô cùng tươi ngon, đảm bảo.

Với những loại hải sản được nuôi trồng như tôm sú, tôm càng, cua, ngao, hến, hàu, sò… thì hãy lấy ở những khu nuôi, bè nuôi để có giá rẻ và chất lượng. Ở đây bạn có thể tới tận nơi lấy hàng hoặc làm hợp đồng với họ để họ vận chuyển tới cho bạn. Trước khi chọn nguồn hàng, hãy tìm hiểu xem họ nuôi trồng có an toàn không, có sạch sẽ không rồi mới quyết định nhé!

2.3 Tìm hiểu nhu cầu sử dụng hải sản của người tiêu dùng trước khi mở cửa hàng hải sản tươi sống

Sau nguồn hàng chính là nhu cầu của khách hàng. Bạn cần phải tìm hiểu xem khách hàng nơi bạn sống, nơi bạn muốn mở cửa hàng kinh doanh hải sản họ có thích ăn hải sản không, họ có sẵn sàng bỏ tiền ra để mua hải sản không? Quanh chỗ bạn đã có ai kinh doanh hải sản chưa? Họ có ưu và nhược điểm gì?…Hãy phân tích sở thích khách hàng cũng như thị trường cạnh tranh để có được những kinh nghiệm quý giá.

Hãy tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng và đưa ra mức giá hợp lý để tránh việc hàng quá đắt không có ai dám mua.

Tiếp theo là hãy xác định xem khách hàng của bạn thường ăn loại hải sản gì? Họ thích loại nào, thích làm món gì để chọn đúng loại hải sản. Tránh lấy quá nhiều chủng loại mà khách hàng không ưa thích thì bạn cũng không thể kinh doanh được.

Ngoài ra, nếu chỗ của bạn không có gia vị hoặc đồ ăn đi kèm phù hợp cho loại hải sản này thì bạn có thể kinh doanh thêm. Hãy tư vấn và dẫn dắt khách hàng sao cho họ muốn mua về ăn thử. Nếu không xác định được những vấn đề trên, bạn sẽ gặp những khó khăn như:

  • Nguy cơ tồn hàng do tích trữ hàng quá nhiều, những mặt hàng này không được khách ưa chuộng, mặt hàng này giá quá cao so với nhu cầu ăn uống của dân cư nơi đây.
    Công việc bảo quản hải sản chưa đúng cách khiến hải sản dễ bị hỏng.

2.4 Quản lý cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống

Khi cửa hàng kinh doanh hải sản của bạn đi vào hoạt động, bạn cần phải biết cách quản lý cửa hàng của mình. Trước tiên bạn cần xử lý được những vấn đề sau:

  • Thiết kế kệ trưng bày cửa hàng và các loại hải sản tươi sống đang có thật bắt mắt, sạch sẽ. Nên phân chia rõ các loại hải sản và giá cả rõ ràng để khách hàng có thể chọn lựa.
  • Phải luôn đảm bảo không gian cửa hàng sạch sẽ, an toàn vệ sinh, sáng sủa.
  • Giá cả phải được thống nhất rõ ràng, nên có bảng giá chính xác để khách hàng yên tâm mua hàng. Tránh đẩy giá quá cao so với thị trường, dù hàng của bạn có ngon, tươi đến đâu thì cũng sớm ế thôi.
  • Tất cả các sản phẩm khi trưng bày cần có nhãn hiệu và nguồn gốc xuất xứ và mã vạch rõ ràng. Vì vậy, bạn nên bạn nên gắn hoặc dán mã vạch ngay trên bao bì sản phẩm. Để tiện lợi hơn, bạn nên trang bị cho cửa hàng một chiếc máy in mã vạch phù hợp.
  • Nếu phát hiện có hải sản chết thì cần loại bỏ ngay để tránh khách hàng mua phải. Và nếu hải sản chết khi nhà cung cấp vừa mang tới thì cần báo lại họ để đôi bên cùng giải quyết

2.5 Cách quảng bá cửa hàng hải sản

Hãy lợi dụng mạng xã hội để quảng bá cửa hàng hải sản của mình. Bạn vừa có thể bán tại cửa hàng vừa kết hợp với bán online để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nếu bán online bạn có thể tham khảo bài kinh doanh cửa hàng hải sản tươi sống online lợi nhuận cao nhé.

Hãy tạo một fanpage hải sản của riêng mình hoặc cũng có thể đăng bán trên trang cá nhân, các group Facebook đều được. Quan trọng là phải nêu rõ ràng được các chủng loại, giá cả từng loại hải sản, hình ảnh thật,…để khách hàng chọn lựa.

Từ các kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống vừa được nêu trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho bạn định hướng được mục tiêu kinh doanh cũng như cách tiếp cận khách hàng, cách bày bán sản phẩm của mình. Hãy cố gắng học hỏi những kinh nghiệm này, nâng cao kiến thức để thu về được lợi nhuận cao nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *